10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản để có bộ hình chuẩn đẹp

10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản để có bộ hình chuẩn đẹp

10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản để có bộ hình chuẩn đẹp

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Nhiếp ảnh là lĩnh vực nghệ thuật có tính chất sáng tạo. Tuy nhiên, mọi cảm hứng tự do, khác biệt đều cần có khuôn khổ. Trong bài viết dưới đây, MABOO sẽ chia sẻ tới bạn 10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản, cần áp dụng ngay khi học chụp ảnh để có bộ hình chuẩn đẹp, chuyên nghiệp nhất. 

Nguyên tắc phần 3

Để thực hiện quy tắc này, bạn phải bắt đầu luyện tập với cách chia màn hình thành dạng đường lưới. Sau đó, bạn cần ghi nhớ các điểm giao nhau chính và căn chỉnh để chủ thể chính của bức ảnh nằm trong các đường đó. Bức ảnh sẽ cực kỳ thu hút thị giác và dễ gây sự chú ý của người xem hơn. Quy tắc này được ứng dụng hiệu quả cho mọi thể loại chụp như phong cảnh, chụp tĩnh vật hay chụp chân dung.

Tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng khác biệt với quy tắc phần ba ở sự cân đối của bức ảnh. Khi áp dụng tỷ lệ này, tiêu điểm của bức ảnh sẽ nằm ở khu vực trung tâm. Do đó, mọi yếu tố quan trọng của bức hình sẽ được di chuyển tiệm cận tới vùng giữa. Đây là quy tắc chụp đã được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước, có thể được tìm thấy trong hầu hết tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý. Tỷ lệ vàng có thể giúp bức ảnh có được sự cân đối hoàn hảo, dễ dàng áp dụng trong nhiều lĩnh vực tương tự nhiếp ảnh như kiến trúc hay hội họa.

Nguyên tắc căn khung

Kỹ thuật này trong tiếng anh được gọi là “frame-within-the-frame”, tức là dùng chính một đối tượng có mặt trong hình để tạo khung. Cách chụp này khiến bức hình của bạn trở nên độc đáo, khác biệt hơn và khiến người xem bất ngờ bởi sự kết hợp tưởng như vô lý nhưng lại tạo được hiệu ứng tốt. Một số kiểu chụp căn khung phổ biến như chụp qua cửa sổ, chụp qua khe hở ở tán cây hay chụp qua nan hoa bánh xe. Khi chụp, bạn chú ý làm nổi bật tiêu điểm bằng cách che lại những phần xung quanh, bức ảnh trông sẽ rất nên thơ, có tính nghệ thuật cao.

Cách chụp căn khung làm cho bức ảnh trông nghệ thuật hơn nhờ sự tương phản sáng tối

Cách chụp căn khung làm cho bức ảnh trông nghệ thuật hơn nhờ sự tương phản sáng tối

Phối cảnh

Đây là cách chụp tập trung vào chủ thể và làm cho chúng nổi bật bằng cách tăng độ tương phản giữa chủ thể và hậu cảnh. Độ tương phản càng lớn thì chủ thể càng nổi bật, bức ảnh trông cũng có chiều sâu hơn. Ví dụ, khi đứng dưới chân một tòa nhà và để ống kính hướng lên trên, tòa nhà trong ảnh trông sẽ cao hơn. Đây cũng là cách chụp giúp người thon gọn, chân dài hơn khi thực hiện các bộ ảnh chân dung. Một mẹo nhỏ dành cho bạn khi thực hiện các bức hình kiểu này đó là nới rộng tiêu cự nhất có thể để tăng khả năng bao quát cho bức hình.

Hướng góc máy từ phía chân tòa nhà lên trên sẽ giúp tòa nhà trông cao hơn thực tế

Hướng góc máy từ phía chân tòa nhà lên trên sẽ giúp tòa nhà trông cao hơn thực tế

Bản mẫu (Patterns)

Sự lặp đi lặp lại của một vài đối tượng trong khung hình sẽ thu hút thị giác người xem, giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho bức ảnh. Bên cạnh đó, bạn có thể gây bất ngờ cho người xem bằng cách đưa một yếu tố bất ngờ khác ví dụ như một chủ thể khác các mẫu hiện có.

Sự lặp đi lặp lại của đối tượng giống nhau khiến bức ảnh có tính thống nhất, người xem tập trung hơn

Sự lặp đi lặp lại của đối tượng giống nhau khiến bức ảnh có tính thống nhất, người xem tập trung hơn

Chế độ chân dung (Portrait)

Để có bức hình chân dung hoàn hảo nhất, bạn nên tận dụng chế độ nhận diện khuôn mặt có sẵn ở các thiết bị chụp. Chế độ này sẽ nhấn mạnh, tập trung hơn vào chủ thể, đồng thời lấy nét vào những điểm quan trọng như khuôn mặt, ánh mắt. Một tip nhỏ cho bạn đó là tập trung hơn vào khu vực mắt sẽ khiến bức ảnh “có hồn” hơn. Người xem sẽ cảm nhận được ánh mắt của người trong ảnh. Ngoài ra, bạn có thể làm mờ hậu cảnh để làm nổi bật chủ thể hơn.

Chế độ phong cảnh (Landscape)

Chế độ landscape chủ yếu sử dụng tông màu lục, lam để bức ảnh trông sinh động, rực rỡ hơn. Một số thiết bị chụp còn có tính năng tùy chỉnh độ mở để lấy nét được vùng khung cảnh rộng. Chỉ cần chọn chế độ phong cảnh khi chụp, bức hình của bạn sẽ lung linh hơn rất nhiều.

Lục và lam là hai gam màu dễ thấy ở các bức ảnh chụp chế độ Landscape

Lục và lam là hai gam màu dễ thấy ở các bức ảnh chụp chế độ Landscape

Chế độ chụp bãi biển/tuyết (Snow/Beach)

Bãi biển hay khu trượt tuyết là những địa điểm có thể khiến bức hình của bạn gặp phải tình trạng cháy sáng. Tuy nhiên, khi có sự hỗ trợ của chế độ Snow/Beach, độ sáng chênh lệch giữa tuyết, nước biển với hậu cảnh xung quanh sẽ được căn chỉnh phù hợp. Màu ảnh có thể trông hơi tối nhưng lại thể hiện tốt các vùng sáng hơn khi không chọn chế độ này.

Chế độ chụp đêm (Night mode)

Đây là chế độ có thể gây mờ ảnh nếu kỹ năng của người chụp còn chưa thành thạo. Do vậy, bạn chỉ nên áp dụng chế độ night mode khi chắc chắn về khả năng cố định máy của mình. Nếu không thể cầm chắc máy trên tay, bạn nên đem theo chân máy để thực hiện những bộ ảnh ban đêm.

Chế độ Night mode tăng thêm phần lung linh cho bức ảnh nhưng vẫn đảm bảo được độ sắc nét

Chế độ Night mode tăng thêm phần lung linh cho bức ảnh nhưng vẫn đảm bảo được độ sắc nét

Đơn giản và tối giản

Xu hướng chụp ảnh hiện này là “less is more”, tức là càng ít chủ thể thì bức ảnh càng đẹp. Sự tối giản trong phông nền và cách chụp đơn giản như phóng to cũng có thể tạo nên một bức ảnh nghệ thuật. Hãy thử tìm kiếm những phông nền trống, ít chi tiết và chọn một chủ thể nhỏ như giọt nước, bạn sẽ bất ngờ khi bức ảnh được hoàn thành đấy. Cách chụp này giúp tăng sự tập trung cho người xem khi nhìn vào bức hình, dễ dàng tìm thấy ngay chủ thể chính.

Với 10 nguyên tắc chụp ảnh cơ bản, dễ áp dụng được MABOO gợi ý trên đây, bạn sẽ có cơ hội tạo nên những bộ hình chuyên nghiệp, dễ dàng chiếm được thiện cảm của người xem. Nếu vẫn chưa biết cách áp dụng chúng như thế nào, bạn nên tham gia ngay các khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp để được hướng dẫn cách thực hành chi tiết. Ngoài ra, việc nâng cao gu thẩm mỹ và thực hành nhiều cũng là những yếu tố cần thiết để có thể trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc: Nên học chụp ảnh tại trung tâm hay tự học?

7 điều cơ bản cần chuẩn bị trước khi dấn thân vào nghề nhiếp ảnh

10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản để có bộ hình chuẩn đẹp

16 yếu tố nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp